Breaking News

Text Widget

Saturday, July 26, 2014

Phá thai là gì, có nguy hiểm không ?

Phá thai là gì ? Theo y học như thuật ngữ về một sự kết thúc thai nghén bằng cách loại bỏ hay lấy phôi hay thai nhi khỏi tử cung trước khi đến hạn sinh nở. Trong trường hợp mang thai ở loài người, một sự phá thai có chủ đích có thể bị gọi là điều trị hay tùy chọn. Thuật ngữ phá thai chủ yếu nhắc tới trường hợp phá thai có chủ đích khi mang thai. 
Phá thai là gì, có nguy hiểm không ?

Phá thai, khi được thực hiện tại các quốc gia phát triển theo những quy định pháp lý khi việc này là hợp pháp, thường là một trong những thủ thuật an toàn nhất trong y tế. Bốn mươi phần trăm phụ nữ trên thế giới có thể tiếp cận dịch vụ phá thai điều trị hay lựa chọn trong các giới hạn của việc thai nghén

Phá thai có chủ đích đã có một lịch sử của việc phá thai lâu dài và đã được thực hiện bằng nhiều phương pháp gồm cả việc sử dụng các thảo dược kích thích sẩy thai, dùng dụng cụ sắc, gây chấn thương y tế, và các phương pháp y học khác. Ngành y tế hiện đại sử dụng phá thai bằng thuốc và các quy trình phẫu thuật để gây sẩy thai.
 
Hậu quả nghiêm trọng khi phá thai không đúng cách, không an toàn:
Xuất Huyết: Phá thai không an toàn có thể gây ra xuất huyết, nếu không được giải quyết kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Thủng, rách tử cung: Phá thai không chỉ gây chảy máu nhiều, để lại sẹo mà còn gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này, như dễ sảy thai, đẻ non...
Sót nhau thai: Sẽ gây ra rong huyết, tử cung không co lại, nếu không can thiệp kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nhiễm trùng: Thường xảy ra  do khâu kỹ thuật không cẩn thận. Điều này dẫn đến nhiều biến chứng như sốt, tử cung nhạy cảm, đau...
Vô sinh: Phá thai không an toàn có thể gây tắc nghẽn, viêm tắc vòi trứng, dính buồng tử cung... khiến chị em khó có thai trở lai, thậm chí là vô sinh.

Một số lời khuyên sau khi phá thai:
Sau khi phá thai nên ăn những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, cùng với các loại rau quả tươi để mau hồi phục sức khỏe.

Sau khi phá thai, nên có chế độ ăn uống điều độ như sau:
- Trong vòng nửa tháng sau khi phá thai, lượng Protein cung cấp cho cơ thể là 1.5-2g/1kg trọng lượng cơ thể. Do vậy, có thể ăn nhiều thịt gà, thịt lợn, trứng, sữa và các sản phẩm từ đậu…
- Do cơ thể bị suy nhược, đổ mồ hôi… nên phải uống nhiều nước, bổ sung các loại Vitamin C, B1, B2 như: ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả tươi. Điều này cũng ngăn chặn táo bón.
Nên ăn gì sau khi phá thai để hồi phục sức khỏe1 Sau khi phá thai nên tăng lượng Protein trong khẩu phần ăn
- Trên cơ sở bổ sung thức ăn, cần hạn chế các chất béo. 1 tuần sau khi tiến hành thủ thuật, cần hạn chế 80g chất béo/ngày. Người bị loạn kinh phải kiêng các đồ ăn kích thích cay nóng như: ớt, rượu bia, đồ chua, hạt tiêu, gừng…., những loại thức ăn này sẽ kích thích sự tụ máu ở bộ phận sinh dục, gây tăng lượng kinh nguyệt. Cũng phải kiêng các loại đồ ăn có tính lạnh như: cua, ốc, tôm biển…

Nên ăn gì sau khi phá thai để hồi phục sức khỏe
Kiêng các loại đồ ăn có tính lạnh như: cua, ốc, tôm biển…
Các món ăn được đề xuất sau khi phá thai.
Cháo đậu nành:
2 bát đậu tương, gạo 50g, đường trắng vừa phải. Dùng nước vo gạo thật sạch, cho gạo và đậu tương vào nấu, nấu xong cho đường vào rồi đảo đều. Ăn vào buổi sáng khi dạ dày còn đói. Có tác dụng điều tiết dạ dày, giảm nhiệt, thích hợp với sự bồi bổ cho cơ thể bị suy nhược sau khi phá thai.
Canh trứng gà nấu táo:
- Rửa sạch  trứng gà và các nguyên liệu khác.
- Đường bát dùng dao nạo cho thật mịn.
- Cho trứng gà, đường quy, táo tàu vào nồi đất, cho nước vừa sâm sấp, ngâm như vậy chừng 10 phút sau đó đặt lên bếp hầm với lửa liu riu.
- Khi hầm chừng 3-5 phút, canh chừng trứng gà đã chín, vớt ra bóc vỏ sau đó lại cho tiếp tục vào nồi đất để hầm thêm chừng 10 phút nữa.
- Chờ đến khi táo tàu chín mềm, thêm một chút đường bát tùy thích, đợi tan và tắt bếp.
Mách nhỏ:
- Món này nên hầm trong nồi đất.
- Đối với phụ nữ bị thiếu máu, da xanh xao, kinh nguyệt không đều, hay chóng mặt, tim thường đập nhanh… nên thỉnh thoảng làm món này ăn sáng hay giữa buổi.
- Nếu ai hay gặp triệu chứng chóng mặt, hoa mắt khi đứng lên ngồi xuống, hãy làm món trứng hầm táo tàu để ăn sáng, 5-6 lần/tháng, bệnh sẽ hết hẳn.
  
Bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về sức khỏe sinh sản cũng như kiến thức nạo hút thai an toàn để tránh phải chịu những hậu quả đáng tiếc!

Hãy cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định phá thai và đến bệnh viện chuyên khoa có uy tín nhé! 
Theo: vi.wikipedia.org

No comments:

Post a Comment

Designed By Published.. Blogger Templates